Trong hệ thống đường ống công nghiệp, van công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng chảy, áp suất và đảm bảo an toàn vận hành. Với nhiều loại và thương hiệu khác nhau trên thị trường, việc lựa chọn van phù hợp không phải là điều dễ dàng. Bài viết sau sẽ điểm danh top 10 van công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng chọn lựa theo đúng nhu cầu.
Van công nghiệp là gì?
Van công nghiệp là thiết bị cơ khí được lắp đặt trong hệ thống đường ống, dùng để điều chỉnh, đóng hoặc mở dòng chảy. Van công nghiệp gồm nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và môi trường làm việc. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và có tính ứng dụng trong những môi trường, mục đích khác nhau.
Top 10 van công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Van bi (Ball valve)
Van bi sử dụng một quả bi rỗng xoay để kiểm soát dòng chảy. Với cơ chế đóng/mở chỉ cần quay ¼ vòng, van cho khả năng vận hành nhanh, chính xác và dễ dàng.
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành với khả năng đóng mở nhanh chóng.
- Độ kín cao, ít bị rò rỉ và hư mòn.
- Giá thành khá rẻ cùng với chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp.
- Giảm áp suất tối thiểu.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với điều tiết dòng chảy, chỉ dùng ở những hệ thống có công suất nhỏ.
- Dễ hư hại trong môi trường có chất rắn vì có thể gây tắc nghẽn, trầy xước gioăng phớt.
>>> Xem thêm: Van bi inox là gì? Cấu tạo, phân loại và bảng báo giá chi tiết
Van bướm (Butterfly valve)
Van bướm có đĩa dạng tròn phẳng nằm giữa dòng chảy. Khi xoay, đĩa điều tiết dòng theo góc mở, thích hợp cho các đường ống có kích thước lớn.
Ưu điểm:
- Đa dạng kích cỡ với thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp ráp.
- Vận hành đóng/ mở dễ dàng.
- Giảm áp suất tối thiểu.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Độ bền không được đánh giá cao so với các dòng van khác.
- Không phù hợp với môi trường có áp suất lớn và nhiệt độ quá cao.
- Sử dụng với mục đích đóng/mở, không phù hợp với mục đích điều tiết dòng chảy.
Van cầu (Globe valve)
Van cầu có cơ chế đóng/mở tuyến tính, đĩa van di chuyển lên xuống để kiểm soát dòng chảy. Loại van này có khả năng tiết lưu vô cùng tốt.
Ưu điểm:
- Có khả năng điều tiết tốt lưu lượng dòng chảy.
- Khả năng đóng mở dễ dàng và thuận tiện.
- Khi vận hành thường xuyên, van cầu có độ bền cao, phần đĩa van ít bị ăn mòn hoặc hư hỏng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với một số loại van thông dụng khác.
- Đối với những loại van có kích thước lớn, cần lực vận hành lớn để đóng/mở.
- Trọng lượng và kích thước lớn hơn.
Van cổng (Gate valve)
Van cổng đóng mở bằng cách nâng hạ cách van theo hướng tuyến tính. Khi mở hoàn toàn, không gây cản trở đến dòng chảy.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, ít bảo dưỡng, bảo trì.
- Lưu lượng và tốc độ chảy ít bị biến đổi, giúp hệ thống được vận hành ổn định.
- Chiều rộng van hẹp, có thể dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
Nhược điểm:
- Cơ chế hoạt động ít được sử dụng với mục đích điều tiết dòng chảy.
- Quá trình đóng/ mở chậm, khi van không đóng hoàn toàn sẽ tạo ra tiếng ồn.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao.
Van kim (Needle valve)
Van kim có khả năng điều chỉnh dòng chảy chính xác nhờ thiết kế trục van dạng kim nhọn ren. Phù hợp với hệ thống có lưu lượng thấp, áp suất cao.
Ưu điểm:
- Khả năng điều chỉnh lưu lượng chính xác.
- Sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Cần khá nhiều lượt để đóng/mở hoàn toàn.
- Giá thành cao, không phù hợp với lưu lượng lớn.
Van phân phối (Manifold valve)
Van phân phối là tổ hợp nhiều van trong cùng một thân, có thể kiểm soát, cách ly, chuyển hướng dòng chảy hoặc xả áp trong hệ thống đo lường.
Ưu điểm:
- Tích hợp được nhiều van trong một sản phẩm.
- Tiết kiệm không gian lắp đặt và chi phí.
- Hạn chế việc rò rỉ hơn so với việc lắp đặt nhiều loại van.
Nhược điểm:
- Không có nhiều nhà sản xuất, ít sự lựa chọn.
- Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn.
Van một chiều (Check valve)
Van một chiều cho phép dòng lưu chất đi theo một chiều duy nhất ngăn chặn dòng ngược.
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều thời gian lắp đặt.
- Ngăn dòng nước chảy mạnh hiệu quả.
Nhược điểm:
- Bảo trì thường xuyên để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định.
- Dễ bị kẹt bởi cặn bẩn.
Van an toàn (Safety valve)
Van an toàn là van bảo vệ hệ thống dẫn lưu chất sau van giúp cho hệ thống luôn hoạt động dưới một áp lực nhất định.
Ưu điểm:
- Bảo vệ hệ thống khỏi tình trạng quá áp.
- Tự động xả khi áp suất vượt quá giới hạn.
Nhược điểm:
- Cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
- Không được sử dụng với hệ thống rung động.
Van giảm áp (Pressure reducing valve)
Van giảm áp là loại van công nghiệp được sử dụng để giới áp suất đầu ra giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Ưu điểm:
- Giữ áp suất đầu ra ổn định.
- Giảm áp hiệu quả, bảo vệ thiết bị tốt.
Nhược điểm:
- Có thể bị hư hỏng nếu như không bảo trì tốt.
Van dao (Knife gate valve)
Van dao hay còn gọi là van cổng dao, van cửa dao, van xẻng là loại van được thiết kế dành riêng cho các dịch vụ bật tắt và cách ly trong các hệ thống có hạt rắn hòa tan cao.
Ưu điểm:
- Khả năng lưu lượng cao, giảm áp suất thấp.
- Yêu cầu bảo trì thấp và có khả năng chống ăn mòn.
- Dễ vận hành, trọng lượng nhẹ và tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho áp lực cao.
- Giá thành khá cao.
Trên đây là top 10 van công nghiệp phổ biến nhất hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cấp thoát nước, xử lý khí, dầu khí, hóa chất, thực phẩm,… Mỗi loại van đều có đặc điểm và ứng dụng riêng, bạn nên cân nhắc nhu cầu để lựa chọn loại phù hợp đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình vận hành.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ chuyên cung cấp các loại van uy tín, hãy liên hệ với Van công nghiệp Yến Thanh qua Hotline 0966.658.188 để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.