Van điều chỉnh áp suất khí nén| Nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt

Van điều chỉnh áp suất khí nén là là thiết bị đầu mối quan trọng trong hệ thống khí nén, đóng vai trò duy trì áp suất ổn định cho thiết bị vận hành. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về nguyên lý hoạt động, các loại van phổ biến, cách lắp đặt và ứng dụng của van điều áp trong đời sống. 

Van điều chỉnh áp suất khí nén là gì?

Van điều chỉnh áp suất khí nén (Pressure Regulator) là bộ phận nằm giữa nguồn khí nén và hệ thống sử dụng, có chức năng ổn định áp suất đầu ra theo mức mong muốn. 

Van điều chỉnh áp suất thường được sử dụng trong các hệ thống đòi hỏi kiểm soát chính xác áp suất, như trong các dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc tự động, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.

Van điều chỉnh áp suất khí nén là gì?
Van điều chỉnh áp suất khí nén là gì?

Xem thêm : Cách tính diện tích cút tròn, ống tròn chính xác nhất: Hướng dẫn chi tiết

Cấu tạo cơ bản của van điều chỉnh áp suất khí nén

Van được cấu tạo nên từ các bộ phận cơ bản sau: 

  • Thân van: Được chế tác từ chất liệu hợp kim, nhôm, nhựa cao cấp với phần thân có 2 đầu kết nối ren.
  • Núm vặn điều chỉnh: Điều chỉnh mức áp suất van. 
  • Trục van: Dùng để kết núm vặn điều chỉnh với đĩa van, giữ nhiệm vụ truyền động.
  • Lò xo: Co giãn giúp thuận lợi cho quá trình cài đặt khí nén.  
  • Đĩa nén: Giảm áp lực, áp suất khí nén. 
  • Đồng hồ đo áp suất: Quan sát áp lực và điều chỉnh áp suất. 
  • Bộ lọc khí nén: Lọc lưu chất khí nén, giúp thu được lượng khí nén sạch đi qua van.
Cấu tạo cơ bản của van
Cấu tạo cơ bản của van

Xem thêm : Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của van điện từ

Nguyên lý hoạt động của van điều chỉnh áp suất khí nén

Nguyên lý hoạt động của van rất đơn giản. Van hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa áp suất đầu vào và lực lò xo. Cụ thể, khi áp suất dòng khí nén vượt quá mức thiết lập, màng ngăn sẽ di chuyển và đẩy piston hoặc đĩa van để giảm lượng khí đi qua, giúp giảm áp suất. Ngược lại, khi áp suất giảm dưới mức yêu cầu, lò xo sẽ đẩy van mở rộng hơn để tăng lưu lượng khí, giúp áp suất tăng trở lại mức cài đặt.

Ví dụ, khi bạn muốn giảm áp suất khí nén, chỉ cần vặn núm trên van giảm áp và quan sát đồng hồ áp hiển thị trên van. Lúc này trục van đẩy xuống làm nén lò xo, từ đó hạ đĩa van và khiến lưu chất đi qua. Quan sát đến khi nào đồng hồ về mức áp suất mong muốn thì ngưng điều chỉnh. Như vậy, van đã hoạt động và điều chỉnh thành công. 

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

Xem thêm một số mẫu van điều khiển bằng khí nén

Các loại van điều chỉnh áp suất khí nén phổ biến hiện nay

Van điều chỉnh áp suất khí nén Airtac

Xuất xứ: Đài Loan.

Ưu điểm: 

  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp ráp và sử dụng. 
  • Đồng hồ có thang đo rõ ràng, dễ dàng quan sát và đọc áp suất.
  • Chi phí rẻ, đảm bảo an toàn cho hệ thống. 
  • Có thể sử dụng lắp trực tiếp hoặc lắp với bộ lọc khí nén. 

Van điều chỉnh áp suất khí nén STNC

Xuất xứ: Trung Quốc.

Ưu điểm: 

  • Thiết kế dễ lắp ráp và sử dụng. 
  • Chi phí rẻ hơn so với một số dòng van khác. 
  • Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và đạt tiêu chuẩn quốc tế. 
  • Có thể lắp trực tiếp vào hệ thống hoặc lắp với bộ lọc khí nén, đảm bảo an toàn hệ thống. 

Van điều chỉnh áp suất khí nén TPM

Xuất xứ: Trung Quốc.

Ưu điểm: 

  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng.
  • Dễ lắp đặt và sử dụng. 
  • Chất lượng ổn định với giá cả phải chăng. 
  • Linh hoạt trong quá trình sử dụng. 

Cách lắp đặt van điều chỉnh áp suất khí nén

Bước 1: Lắp đặt van điều áp khí nén

Thực hiện lắp van đúng chiều, lắp van điều áp khí nén theo phương nằm đứng, lò xo quay lên và lắp đúng chiều ren ra, ren vào của van. 

Bước 2: Test hoạt động của van

Tiến hành cho lưu chất khí nén đi qua và điều chỉnh áp suất đến khi thấy áp suất trên đồng hồ hạ xuống mức áp lực phù hợp nhất. Nếu thấy mức áp suất đi qua hệ thống ổn định thì sử dụng luôn, còn không thì tiếp tục điều chỉnh về mức phù hợp. 

Bước 3: Điều chỉnh áp suất và thông số

Vặn núm van về vị trí ban đầu đưa áp về vị trí cũ và tăng áp hoặc vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp. 

Ứng dụng của van điều chỉnh áp suất khí nén trong thực tiễn

Van được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhờ khả năng kiểm soát áp suất chính xác và linh hoạt. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

  • Ngành sản xuất công nghiệp: Van giúp điều chỉnh áp suất trong các hệ thống sản xuất tự động, đảm bảo an toàn cho thiết bị và quá trình sản xuất.
  • Hệ thống khí nén trong xây dựng: Sử dụng để điều khiển áp suất trong các thiết bị xây dựng như máy nén khí, máy khoan.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: Van điều chỉnh áp suất giúp kiểm soát dòng khí trong quá trình đóng gói, sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Hệ thống HVAC: Trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí, van điều chỉnh áp suất giúp duy trì áp suất khí nén cần thiết cho việc vận hành hệ thống hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng van điều chỉnh áp suất khí nén

Sử dụng van điều chỉnh áp suất mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống và doanh nghiệp:

  • Đảm bảo an toàn: Van giúp giảm thiểu rủi ro áp suất quá cao trong hệ thống, ngăn ngừa sự cố và bảo vệ các thiết bị khác.
  • Tiết kiệm năng lượng: Việc duy trì áp suất ổn định giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí năng lượng.
  • Tăng tuổi thọ thiết bị: Với áp suất ổn định, các thiết bị trong hệ thống sẽ hoạt động êm ái, ít bị hao mòn và kéo dài tuổi thọ.

Van điều chỉnh áp suất khí nén đóng vai trò quan trọng trong việc giữ áp ổn định, bảo vệ thiết bị và tối ưu hóa năng suất trong nhiều ngành công nghiệp. Việc hiểu đúng cấu tạo, nguyên lý, phân loại cũng như cách lắp đặt chính xác giúp hệ thống vận hành bền bỉ và hiệu quả hơn.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống