Trong hệ thống đường ống công nghiệp, mặt bích là bộ phận không thể thiếu để kết nối các đoạn ống hoặc thiết bị với nhau. Trong đó, mặt bích mù đóng vai trò quan trọng trong việc bịt kín đầu ống, chấm dứt dòng chảy hoặc tạo điểm kiểm tra kỹ thuật. Nhưng thực sự mặt bích mù là gì, có cấu tạo ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ về loại mặt bích đặc biệt này, cũng như lý do tạo sao nó lại cần thiết trong công nghiệp và dân dụng.
Mặt bích mù là gì?
Mặt bích mù là một loại mặt bích đặc biệt không có lỗ ở giữa, được sử dụng để bịt kín đầu đường ống, van, hoặc các đoạn ống chờ. Nó được sử dụng để kết nối hoặc đóng kín đường ống hoặc mặt bích trong các ứng dụng yêu cầu tính chắc chắn và không cho phép lưu chất tiếp trục chảy qua các đường ống hoặc mặt bích đó.
Nó thường được chế tạo từ các vật liệu như thép không gỉ, thép carbon và đồng thau để có thể đảm bảo được tính chịu nhiệt và chịu áp tốt. Nó thường có độ dày lớn hơn so với các loại khác để đảm bảo được tính chắc chắn khi sử dụng.
Thông số kỹ thuật mặt bích mù
Thông số kỹ thuật:
- Kích thước: DN15 – DN2000.
- Chất liệu chế tạo: inox, thép, đồng, gang, nhựa…
- Áp lực làm việc: PN6, PN10, PN16, PN25, PN40,… PN100, PN160,…
- Kiểu kết nối: mặt bích kết hợp với bu lông.
- Môi trường hoạt động: nước, hoá chất, khí, xăng dầu, hơi nóng,…
- Nhiệt độ hoạt động: phụ thuộc vào vật liệu chế tạo.
- Tiêu chuẩn mặt bích: ANSI, DIN, BS, JIS, API, GB.
- Xuất xứ: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia, Malaysia,…

Cấu tạo của mặt bích mù
Mặt bích mù là một linh kiện không thể thiếu trong hệ thống đường ống, có cấu tạo đơn giản dưới dạng một đĩa tròn đặc, không có lỗ ở giữa. Quanh chu vi mặt bích được bố trí các lỗ để bắt bulong, cùng với vòng đệm giúp tăng độ kín khít khi lắp đặt.
Số lượng lỗ trên mặt bích mù thường dao động từ 4 đến 8 lỗ đối với các loại ống có đường kính nhỏ đến trung bình, và có thể lên đến 16-24 lỗ với những đường ống công nghiệp kích thước lớn. Mặt bích mù thường được lắp đặt ở vị trí cuối đường ống hoặc giữa hai đoạn ống để đóng kín dòng chảy.
Tùy vào môi trường sử dụng mà vật liệu chế tạo mặt bích mù cũng đa dạng: có thể là gang, thép mạ kẽm, inox hoặc nhựa, nhằm đảm bảo độ bền, khả năng chịu áp lực và chống ăn mòn tối ưu.
Phân loại mặt bích mù phổ biến hiện nay
Mặt bích trượt
Là loại mặt bích được thiết kế để trượt qua đầu ống, sau đó hàn cố định tài vị trí mong muốn. Ưu điểm của mặt bích trượt là dễ lắp đặt, phù hợp với áp suất thấp đến trung bình cùng với chi phí thấp nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Mặt bích hàn cổ
Loại này được thiết kế để kết nối với hệ thống đường ống thông qua các mối hàn. Có phần cổ dài để hàn với đường ống, giúp đảm bảo độ chắc chắn, thường được sử dụng trong hệ thống chịu áp lực và nhiệt độ cao.

Mặt bích hàn lỗ
Được thiết kế hàn chồng với đầu ống, đường kính của lỗ khoan sẽ bằng đường kính bên trong đường ống. Thường được sử dụng cho các đường ống có đường kính nhỏ và các hệ thống có áp lực cao như đường hơi nước, hệ thủy lực.
Mặt bích ren
Thay vì hàn, loại mặt bích này được vặn trực tiếp vào ống có ren. Thích hợp cho các hệ thống cần tháo lắp nhanh và không sử dụng nhiệt để hàn. Điều này cho phép việc lắp ráp trở nên dễ dàng hơn, được áp dụng cho các hệ thống áp suất tương đối thấp.
>>> Xem thêm: Mặt bích inox cao cấp giá rẻ – Tiêu chuẩn JIS, BS, DNI, ANSI
Loại vật liệu thường dùng trong sản xuất mặt bích mù
Mặt bích mù inox
Mặt bích mù inox được chế tạo từ các loại inox cao cấp như inox 304 hoặc inox 316. Đây là vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu áp lực tốt và đặc biệt chống ăn mòn hiệu quả trong môi trường chứa hóa chất. Ngoài ra, inox còn có tính thẩm mỹ cao nên thường được lựa chọn cho những hệ thống yêu cầu cả độ bền lẫn vẻ ngoài sang trọng.
So với mặt bích nhựa, inox có thể sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao và khắc phục được hạn chế của mặt bích thép khi hoạt động trong môi trường ăn mòn. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội đó, mặt bích mù inox cũng có mức giá thành cao hơn so với các loại khác.

Mặt bích mù nhựa
Loại mặt bích này được sản xuất từ các loại nhựa kỹ thuật như PVC, cPVC, hoặc uPVC. Nhờ khả năng chống ăn mòn tốt, mặt bích nhựa thường được sử dụng trong các hệ thống dẫn chất có tính kiềm, muối hoặc hóa chất nhẹ.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại mặt bích này là khả năng chịu nhiệt kém, chỉ thích hợp sử dụng ở môi trường nhiệt độ dưới 80°C. Ưu điểm nổi bật của mặt bích nhựa là giá thành rẻ, nhẹ và dễ thi công.
Mặt bích mù thép
Được chế tạo từ thép đúc hoặc thép mạ kẽm, có khả năng chịu nhiệt tốt, lên đến 400°C. Loại mặt bích này thích hợp với các hệ thống dẫn hơi nóng, nước nóng hoặc các môi trường có áp suất cao.
Tuy nhiên, thép lại dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với các loại hóa chất, do đó không phù hợp với các môi trường có độ ăn mòn cao. Trong nhiều trường hợp, người ta chọn thép mạ kẽm để tăng độ bền và khả năng chống gỉ.
Mặt bích mù gang
Gang là vật liệu truyền thống được sử dụng phổ biến trong sản xuất mặt bích nhờ đặc tính cứng, giòn và có khả năng chịu áp suất, chịu nhiệt tốt. Gang được tạo thành từ hợp kim của sắt và cacbon, thường được sử dụng dưới dạng gang xám, loại gang có khả năng mài mòn cao, độ đúc tốt và chi phí sản xuất thấp.
Ưu điểm của mặt bích gang bao gồm giá thành rẻ, dễ chế tạo, chịu va đập tốt. Tuy nhiên, gang dễ bị oxy hóa và ăn mòn trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc có hóa chất. Do đó, các sản phẩm mặt bích gang thường được phủ sơn epoxy để tăng tuổi thọ khi sử dụng ngoài trời hoặc trong môi trường khắc nghiệt.
Mặt bích mù đồng
Đồng là chất liệu được đánh giá cao về mặt cơ học và thẩm mỹ. Trên thị trường hiện nay, mặt bích đồng chủ yếu được làm từ hai loại: đồng đỏ (đồng nguyên chất) và đồng thau (đồng pha hợp kim). Mặt bích đồng có màu vàng ánh kim hoặc đỏ nâu, thường được sử dụng trong các công trình cao cấp hoặc hệ thống đồng bộ cùng chất liệu.
Đặc điểm nổi bật của đồng là độ bền cao, tính dẻo tốt, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, đồng thời chịu được nhiệt độ và áp suất lớn. Trong đó, mặt bích đồng đỏ có giá trị cao hơn do được làm từ đồng nguyên chất, thích hợp với các hệ thống yêu cầu chất lượng và tính ổn định lâu dài.
Lý do nên sử dụng mặt bích mù
- Ngắt dòng chảy hiệu quả: Giúp khóa dòng lưu chất hoàn toàn khi không cần sử dụng.
- Tạo điểm kiểm tra, bảo trì: Dễ dàng tháo ra để kiểm tra hệ thống hoặc vệ sinh đường ống.
- An toàn vận hành: Tránh rò rỉ chất lỏng hoặc khí độc hại ở đầu ống hở.
- Tiết kiệm chi phí: Không cần lắp thêm van khóa ở các đầu ống không sử dụng.
Ứng dụng thực tế của mặt bích mù
Mặt bích mù được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và hệ thống kỹ thuật:
- Ngành dầu khí: Dùng để bịt kín đường ống dẫn dầu hoặc khí, đảm bảo an toàn trong quá trình bảo trì.
- Nhà máy hóa chất: Bịt các đầu ống chờ hoặc tạm ngưng vận hành một phần hệ thống.
- Hệ thống cấp thoát nước: Bịt các nhánh ống không sử dụng hoặc dùng làm điểm đấu nối mở rộng sau này.
- Ngành thực phẩm, dược phẩm: Sử dụng mặt bích mù inox để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm bẩn.
- Hệ thống PCCC: Bịt kín các đầu ống phòng cháy chữa cháy tạm ngưng sử dụng.
Địa chỉ cung cấp mặt bích mù inox – Van công nghiệp Yến Thanh
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp mặt bích mù và phụ kiện inox uy tín, chất lượng cao với giá thành cạnh tranh, Van công nghiệp Yến Thanh là lựa chọn hàng đầu. Tại đây, bạn có thể tìm thấy:
- Đầy đủ các loại mặt bích mù: inox, gang, nhựa, thép…
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn JIS, DIN, ANSI, BS…
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chuyên sâu, lắp đặt theo yêu cầu.
- Có sẵn hàng số lượng lớn, giao hàng toàn quốc nhanh chóng.
Như vậy, mặt bích mù là một thiết bị quan trọng trong hệ thống ống dẫn, giúp ngăn dòng chảy, đảm bảo an toàn và thuận tiện trong quá trình vận hành, bảo trì. Với cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả vượt trội, mặt bích mù đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về cách phân loại, lựa chọn và ứng dụng thực tế. Đừng quên lựa chọn nhà cung cấp uy tín như Van công nghiệp Yến Thanh để đảm bảo chất lượng và hiệu quả lâu dài cho hệ thống của bạn.
>>> Tham khảo: Các loại van mặt bích và bảng báo giá van mặt bích inox mới nhất