Van bướm là một trong những trợ thủ đắc lực trong hệ thống dẫn dòng lưu chất như nước, khí, bột khô và đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như xi măng, bột đá, thực phẩm và hóa chất. Một trong những yếu tố hàng đầu mà người dùng quan tâm chính là độ bền của van bướm. Vậy độ bền của van bướm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Đâu là chất liệu tốt nhất cấu tạo nên độ bền của van bướm? Hãy cùng Yến Thanh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Van bướm là gì?
Van bướm (Butterfly Valve) là một loại van dùng để đóng/mở hoặc điều tiết dòng chảy bên trong đường ống. Thiết kế của van khá đơn giản, gồm một đĩa van hình tròn xoay quanh trục để kiểm soát lưu lượng.
Van bướm được ứng dụng rộng rãi nhờ khả năng đóng mở nhanh, chi phí hợp lý và đặc biệt là đa dạng chất liệu, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Độ bền của van bướm được bao lâu?
Độ bền của van phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu chế tạo, tần suất sử dụng, môi trường làm việc (nhiệt độ, áp suất, hóa chất,…) và đặc biệt là chế độ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Van bướm có tuổi thọ bền hơn nếu lựa chọn đúng loại van bướm cho từng hệ thống và môi trường hoạt động của van, bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng van để giúp tăng năng suất hoạt động và duy trì tuổi thọ của van.
Độ bền của van bướm phụ thuộc vào chất liệu cấu tạo
Một trong những yếu tố quyết định độ bền của van bướm chính là chất liệu dùng để sản xuất phần thân, đĩa và trục van. Dưới đây là đánh giá chi tiết về độ bền của các loại van bướm theo chất liệu phổ biến nhất hiện nay:
Độ bền van bướm inox
Van bướm inox (thép không gỉ) có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn cực tốt. Đây được xem là loại van sử dụng tốt nhất trong các chất liệu van bướm nếu sử dụng trong môi trường thông thường. Đối với các loại van bướm được chế tác từ inox 304 và inox 316 có thể làm việc được trọng những môi trường khắc nghiệt hơn như hóa chất, nước biển hoặc môi trường có nhiệt độ cao.
Ưu điểm:
- Độ bền vượt trội.
- Không bị gỉ sét, ít hư hỏng.
- Sử dụng tốt trong môi trường có áp suất cao.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với các van bướm chất liệu khác.
>>> Xem thêm: Van bướm inox chính hãng, chống ăn mòn chịu áp lực, nhiệt độ cao
Độ bền van bướm gang
Van bướm gang là loại van có tuổi thọ thấp nhất do được chế tác từ chất liệu gang, một vật liệu với chi phí thấp và không được bền bỉ như các chất liệu khác. Tuy vậy, van bướm gang vẫn được sử dụng khá phổ biến trong các môi trường trung tính, nhiệt độ và áp suất thông thường. Van bướm gang ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, dễ thay thế.
Nhược điểm:
- Dễ bị ăn mòn trong môi trường hóa chất, nước biển.
- Trọng lượng nặng, dễ bị oxy hóa.
Độ bền của van bướm thép
Là dòng van thường được sử dụng trong các hệ thống có áp suất và nhiệt độ cao. Chất liệu này cho độ bền cơ học cực tốt, giúp van sử dụng rất bền theo thời gian với tính chịu nhiệt cao, áp suất lớn nhưng khả năng chống ăn mòn vẫn kém hơn so với inox.
Ưu điểm:
- Chịu lực, chịu nhiệt tốt.
- Tuổi thọ cao nếu dùng đúng môi trường.
Nhược điểm:
- Dễ bị rỉ sét nếu không được phủ sơn bảo vệ.
- Không thích hợp với môi trường có hóa chất ăn mòn.
Các dòng van bướm thép thường có thời gian sử dụng lâu dài trong nhiều năm và có thể lâu hơn nếu như được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
Độ bền của van bướm nhựa
Van bướm nhựa (PVC, UPVC, CPVC,…) có thể sử dụng tốt trong thời gian dài nếu dùng đúng môi trường, van có thể sử dụng trong môi trường dung dịch, hóa chất ăn mòn. Tuy nhiên không phải loại van nào cũng có thể phù hợp với các lưu chất này. Các loại van bướm nhựa có thể làm việc được với các lưu chất ăn mòn có mức độ phù hợp, nếu vượt quá thì sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng hư hỏng van.
Ưu điểm:
- Không bị ăn mòn.
- Nhẹ. dễ lắp đặt.
Nhược điểm:
- Không chịu được áp suất và nhiệt độ cao
- Dễ vỡ khi va chạm mạnh.
Độ bền của van bướm khi được bảo trì, bảo dưỡng
Ngoài yếu tố chất liệu, để đảm bảo van bướm có tuổi thọ cao và hoạt động trong thời gian dài thì việc bảo trì, bảo dưỡng là điều không thể tránh khỏi. Nếu được vệ sinh, tra dầu mỡ và kiểm tra định kỳ, van có thể kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm.
Một số lưu ý bảo trì giúp tăng độ bền của van bướm:
- Vệ sinh bụi bẩn, cặn bám trên đĩa van định kỳ.
- Bôi trơn các bộ phận truyền động nếu là loại van tay quay hoặc điều khiển.
- Kiểm tra rò rỉ ở các điểm nối.
- Thay thế ron làm kín khi có dấu hiệu hư hỏng.
Độ bền của van bướm không chỉ phụ thuộc vào chất liệu như inox, gang, thép hay nhựa mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác tác động như môi trường làm việc và cách vận hành. Lựa chọn đúng loại van bướm sẽ giúp hệ thống được vận hành ổn định, tiết kiệm chi phí lâu dài trong tương lai. Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ mua van bướm chính hãng, uy tín hãy liên hệ với Van công nghiệp Yến Thanh qua Hotline: 0966.658.188 để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!
>>> Tham khảo thêm: Van bướm xi măng là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.